Preloader
  • Theo dõi :
TẢI FILE NỘI DUNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VỀ TỨ DIỆU ĐẾ, BÁT CHÁNH ĐẠO, LỤC ĐẠO LUÂN HỒI

TẢI FILE NỘI DUNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VỀ TỨ DIỆU ĐẾ, BÁT CHÁNH ĐẠO, LỤC ĐẠO LUÂN HỒI

Bát chánh đạo bao gồm: Chánh nghiệp, chánh ngữ, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh kiến và chánh tư duy.

Giới trong bát chánh đạo bao gồm: Chánh nghiệp, Chánh ngữ và Chánh mạng. 

Chánh mạng, 
Đời sống chân chánh. Chúng ta cần có một kế sinh nhai để nuôi thân mình một cách chân chánh, có những nghề mà về hình thức nhìn kiểu gì thì nó cũng là xấu như: buôn bán rượu, bia, ma túy, thuốc lá, nghề giết mổ, buôn bán sinh mạng, buôn người, mại dâm... Còn đối với những ngành nghề còn lại thì chúng ta cần xem xét tới nội dung, tức là lương tâm khi hành nghề. Chúng ta làm việc hết mình vì người khác, cống hiến mang lại giá trị cho họ hay chúng ta chỉ lợi dụng danh nghĩa để vơ vét thật nhiều lợi ích cho mình. Ví dụ, một vị bác sĩ hết lòng vì bệnh nhân sẽ khác hoàn toàn với một bác sĩ luôn cố gắng trục lợi trên sự đau đớn của người bệnh. Vì vậy, một nghề nghiệp đáp ứng đủ cả hình thức lẫn nội dung thì mới được gọi là chánh mạng.

Chánh nghiệp, 

Nghiệp được tạo ra bởi thân, khẩu và ý. Chánh nghiệp của Ý là chánh tư duy, chánh nghiệp của khẩu là chánh ngữ. Vậy nên chánh nghiệp ở đây là hành động, hành vi đúng đắn của thân. Hành động đúng đắn này được hiểu đơn giản là không gây hại cho mình và không gây hại cho người và nếu tốt hơn thì có lợi cho cả mình và người. Để có được Chánh nghiệp thì thực sự cũng không hề đơn giản. Ví dụ như làm từ thiện, mặc dù ta có tâm tốt nhưng nếu như làm không khéo, từ thiện vô tội vạ mà không suy xét dẫn đến đối tượng trở nên ỷ lại, phụ thuộc thì khi đó từ thiện là làm hại đối tượng. Hoặc như, chúng ta giúp đỡ được đối tượng thật nhưng nếu ta lợi dụng việc từ thiện này để đánh bóng tên tuổi, chứng tỏ cho người khác thấy mình là người tốt thì khi đó từ thiện khiến cho bản thân mình tham nhiều hơn, dính mắc nhiều hơn thì lại là hại mình. Do đó, trước khi thực sự muốn giúp đỡ bất kỳ ai, chúng ta cần vun bồi trí tuệ cho mình. Cái trí tuệ đó sẽ giúp chúng ta biết việc gì cần làm và nên làm, để từ đó việc từ thiện - cho đi hay giúp đỡ sẽ mang lại lợi ích thực sự cho mình, cho người hay chỉ cần đơn giản là không hại mình và hại người đạt được. 

Chánh ngữ,

Như ở trên Chánh ngữ là chánh nghiệp của khẩu, tức là lời nói đúng đắn. Một lời nói đúng đắn là không gây hại cho mình và không gây hại cho người, tức là không nói dối, không nói lời đâm thọc, không nói lời cộc cằn, thô lỗ và không nói lời vô ích. Hay nói cách khác, đó là phải dựa trên Chân - Thiện và Mỹ. Lời nói phải đúng sự thật, phải dựa trên một tâm thiện thực lòng, muốn dùng lời nói để giúp đỡ người khác và nó phải dễ nghe, trình bày dễ hiểu, đúng vấn đề và phù hợp với người nghe. Vậy nên nếu như chỉ nói ra sự thật nhưng nó theo kiểu ta đây, dạy đời, châm biếm người khác hay nói với một sự khó chịu, thô lỗ thì đó không phải là Chánh ngữ. Rất nhiều người đang bị vấn đề này, khi lúc nào cũng nói chuyện đạo lý với người khác mà không biết người ta có muốn nghe hay không, tức là không phù hợp hay mặc dù có thể họ nói đúng nhưng cứ nói theo kiểu dạy đời người khác nên khiến cho người ta cũng không còn muốn tiếp thu.

Đây là 3 chi phần đầu tiên trong Bát Chánh Đạo. 

Link tải Sơ đồ tư duy và Nội dung